Trong toàn Giáo phận Paderborn và Essen, số người Việt du học từ trước biến cố 1975 chỉ rải rác không đáng kể, nhưng từ năm 1979 bắt đầu có những làn sóng tỵ nạn đến hai Giáo phận này và đã mọc
lên đây đó vài ba trại tỵ nạn. Số người Công giáo, tuy không đông, nhưng đối với Mục Vụ Việt Nam trong hai giáo phận nầy cũng đã trở thành vấn đề. Lúc đó, trong vùng Bắc Đức rộng lớn, chỉ có một
linh mục Việt Nam duy nhất là cha Giuse Nguyễn Trung Điểm. Kể từ tháng 7 năm 1981 giáo phận Paderborn có thêm một linh mục nữa là cha Phêrô Nguyễn Trọng Quý, phụ tá cho một giáo xứ Đức tại địa
hạt Herne.
Ngày 30.11.1983 với văn thư số 111/ E 301/ 83, cha Bruno Kresing ( cha chính trong toà tổng giám mục ) thay mặt Đức Tổng Giám Mục Paderborn Johannes Joachim Degenhardt đặt cha Phêrô làm Tuyên úy
kiêm nhiệm Mục Vụ Việt Nam trong tổng giáo phận Paderborn. Trong văn thư nói rõ: Không thành lập giáo xứ Việt Nam trong giáo phận và phải chia sẻ đồng đều thời khóa biểu mục vụ với giáo xứ Đức.
Trước đó, Đức Cha Julius Angerhausen, Giám Mục Phụ Tá kiêm mục vụ ngoại kiều giáo phận Essen, đã mời cha Phêrô kiêm nhiệm mục vụ Việt Nam trong giáo phận Essen. Nhưng phải chờ đến ngày 02.12.1983
cha mới nhận được "Nihil obstat" số 5/E 301/ 83 của tòa giám mục Paderborn với chữ ký của Đức Tổng Quyền Nhân Sự Gerhard Horstkemper, để sát nhập Mục Vụ Việt Nam hai giáo phận Paderborn-Essen
thành một. Không phải là giáo xứ theo giáo luật, không có nhà thờ riêng, nên cũng không có trung tâm mục vụ và nơi hội họp để có thể tổ chức các khóa mục vụ theo nhu cầu, điểm trọng yếu, theo lời
dẫn giải của Đức Tổng Quyền Nhân Sự, chỉ là dâng thánh lễ và ban các Bí tích cho người Việt.
Vừa khi được bổ nhiệm làm Tuyên úy, cha đã vội vã tìm liên lạc với người Việt rải rác khắp vùng. Không bao lâu, với sự giúp đỡ của cha Nguyễn Trung Điểm, sự giới thiệu của các cha xứ Đức và nhất
là nhờ những giáo dân thiện chí ở mỗi địa phương, ngài đã thăm viếng, dâng lễ và ban các bí tích cho các người Công giáo Việt Nam ở nhiều địa điểm khác nhau trong hai giáo phận, tại các nhà thờ
gần các trại tị nạn, những nơi mà có người Việt định cư và các trường nội trú có học sinh Việt Nam.
Năm 1983, những người công giáo Việt Nam sống gần nhau đã tụ họp lại để tạo nên những cộng đoàn tiên khởi, trụ liên lạc giữa cha tuyên úy và cộng đoàn lúc đó phần đông là những người thiện chí từ
đầu đã thăm viếng và liên kết người Việt với nhau, không nhất thiết phải là người Việt hoặc người Công Giáo, như ở Gelsenkirchen, người đứng ra để mời gọi và tổ chức thánh lễ Việt Nam là cha
Heinrich Bücker, linh mục tuyên úy bệnh viện St. Elisabeth, ngài chết quá sớm và bất ngờ, không kịp để lại những địa chỉ liên lạc cần thiết, nên cộng đoàn đã bị tan rã, nhưng sau, những người còn
liên lạc với nhau nhập chung vào cộng đoàn Herne. Ở Lippstadt, người đầu tiên là ông Hoàng Cảo, không Công Giáo nhưng luôn luôn sinh hoạt trong cộng đoàn Công Giáo cho đến khi ông tạ thế đã đứng
ra qui tụ và thánh lập cộng đoàn . Trong thời gian nầy người Việt sống cùng địa phương được triệu tập để trở thành cộng đoàn, gồm 15 nơi và hai trường nội trú có học sinh Việt Nam. Như vậy, lúc
đầu có 17 địa điểm dâng lễ và tụ họp, nhưng khi tổ chức thành những cộng đoàn tiên khởi, chỉ còn 15.
Năm 1986, các cộng đoàn được tổ chức chặt chẽ hơn, những nơi ở gần nhau, đi chung với nhau, lập thành 10 cộng đoàn mới gồm những địa điểm chính - nơi có đông người Việt hơn cả- và là nơi cha
tuyên úy chọn để dâng lễ theo chu kỳ và vùng phụ cận, với số giáo dân trong các cộng đoàn tùy theo vùng từ 30 đến 260. Mỗi cộng đoàn tự bầu Ban Đại Diện qua sự chấp thuận của cha Tuyên Úy. Từ đây
còn 12 địa điểm có Thánh Lễ theo chu kỳ, trong số đó, 9 cộng đoàn định cư, 1 cộng đoàn gồm những học sinh, sinh viên thuộc trung tâm Đức Ngữ, và hai trường nội trú.
Tháng 12 năm 1989, Sống Đạo: tờ liên lạc các cộng đoàn Công giáo Việt Nam thuộc tổng giáo phận Paderborn và giáo phận Essen đầu tiên ra mắt. Từ năm 1986- 1992 Việt Nam có thêm linh mục Vũ Xuân
Huyên giúp xứ Đức ở Herne II
Năm 1992, hai trường nội trú không còn học sinh Việt Nam, cộng đoàn những học sinh, sinh viên thuộc trung tâm Đức Ngữ không có chương trình thánh lễ, chỉ còn 9 cộng đoàn có thánh lễ theo chu kỳ.
Đồng thời là phụ tá cho giáo xứ Đức, cha Tuyên úy chỉ có thể dâng lễ cho người Việt mỗi tháng từ 4 đến 5 lần, nên trung bình từ 2 đến 3 tháng mỗi cộng đoàn mới có được một lễ bằng tiếng mẹ đẻ của
mình, trong mùa cưới hỏi hoặc có người qua đời, nhiều khi các cộng đoàn phải chờ lâu hơn nữa mới có một thánh lễ Việt Nam. Vì thế cha Tuyên Úy đã tổ chức hàng tháng một thánh lễ chung cho các
cộng đoàn tại Wanne-Eickel.
Cho đến cuối năm 1992 thì nhu cầu mục vụ cho người Việt ngày càng tăng, nên một số giáo dân đã đề nghị với linh mục Phêrô Nguyễn Trọng Quý thành lập Ban Chấp Hành Liên Cộng Đoàn. Cha tuyên úy
đồng ý.
Vào ngày 15. 11. 1992 một cuộc họp khoáng đại dưới sự chủ tọa của linh mục Phêrô Nguyễn Trọng Quý, gồm đại diện các cộng đoàn, quý vị đại biểu thuộc hai giáo phận Paderborn và Essen đã đồng ý bầu
Ban Chấp Hành vùng và đặt tên cho vùng là: Liên Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam. Ban Chấp Hành đầu tiên của vùng nhiệm kỳ 1992-1995 chào đời qua hình thức bỏ phiếu theo chức vụ như sau:
Chủ tịch: Ô. Nguyễn Văn Sĩ
Phó chủ tịch Nội Vụ: Ô. Trần Cao Đài
Phó chủ tịch Ngoại Vụ: Ô. Nguyễn Duy Sâm
Ủy viên thư ký: Ô. Trần Văn Đăng
Ủy viên Thủ quỷ: Bà Nguyễn Thị Niên
Nhưng vì sợ dễ lẫn lộn với Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức nên sau đó danh xưng của vùng được đổi lại là: "Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Địa Phận Paderborn Essen - Gemeinschaft der
Vietnamesischen Katholiken im (Erz)-Bistum Paderborn und Essen".
Lễ Giáng Sinh trọng thể đầu tiên năm 1992 được BCH tiên khởi tổ chức cho toàn thể Cộng Đồng Công Giáo VN trong hai giáo phận. Sau thánh lễ, một chương trình văn nghệ đặc sắc và lễ ra mắt BCH tiên
khởi được tổ chức với sự tình nguyện đóng góp của các cộng đoàn và ban nhạc Bielefeld để gây qũy cho Cộng Đồng trong thời kỳ phôi thai. Kể từ đây mọi sinh hoạt trên tầm vóc vùng bắt đầu phát
triển.
Vào dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm 1993, Đại Hội Công Giáo Việt Nam tổ chức ở Bergkamen và bầu lại Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức. Ông Nguyễn Văn Sĩ được đắc cử chủ
tịch Liên Đoàn nên ông phó chủ tịch nội vụ Trần Cao Đài tiếp tục đảm nhiệm chức vụ chủ tịch.
Với quan niệm Ban Chấp Hành không như là một tổ chức hành chánh trần thế, nhưng những thành viên của Ban Chấp Hành xem mình như là người anh chị em trong gia đình hợp tác với cha mẹ, là vị linh
mục tuyên úy. Họ đóng góp sức lực sáng kiến của mình với vị chủ chăn hầu cho sinh hoạt mục vụ tại vùng của mình đạt được nhiều hiệu quả thiêng liêng. Ban Chấp Hành vùng cũng là gạch nối giữa linh
mục tuyên úy với các cộng đoàn, đặc biệt phát huy vai trò của người giáo dân sau công đồng Vaticanô II trong các môi trường hoạt động tông đồ trần thế, mà vai trò nầy không thể khiếm khuyết trong
Giáo hội.
Nhiệm kỳ Ban Chấp Hành tiên khởi đã chấm dứt, vào ngày 27.08.1995 tại Herne /Wanne-Eickel cuộc bầu cử Ban chấp hành nhiệm kỳ II (1995-1997) như sau:
Chủ tịch: Ô. Phạm Văn Khánh
Phó chủ tịch Nội Vụ: Ô. Vũ Công Trưởng
Phó chủ tịch Ngoại Vụ: Ô. Phan Quang Tú
Ủy viên thư ký: Ô. Vũ Xuân Trung
Ủy viên Thủ quỷ: Ô. Lê Đức Thưởng
Trong thời gian ông Phạm Văn Khánh giữ chức chủ tịch vùng, cùng với thành viên Ban Chấp Hành và ban đại diện các cộng đoàn đã hoàn thành bản nội quy của vùng qua sự chuẩn y của cha tuyên úy. Bản
nội quy được công bố chính thức vào ngày 01.10.1995 (lễ kính thánh nữ Têrêxa). Đặc biệt trong nhiệm kỳ nầy ô. Phạm Văn Khánh đã tổ chức lần đầu tiên kiệu kính trọng thể Tổng lãnh thiên thần
Micae, bổn mạng vùng vào ngày 28.09.1996 tại Unna. Ngoài các hoạt động của 3 ủy ban như phụng vụ, thanh thiếu niên, thánh ca ; nhiệm kỳ nầy ra đời một ủy ban mới đó là ủy ban giáo lý và báo chí
.
Đây cũng là thời gian mà vùng gặp nhiều khó khăn và sóng gió, hai lần mời họp để bầu lại Ban Chấp Hành mới vào ngày 26.07. 97 và 20. 09.97 nhưng không thành. Tuy nhiên với niềm cậy trông vào
thánh bổn mạng Micae, ông đã thành công triệu tập một cuộc họp khoáng đại vào ngày 11.01.1998 để bầu lại Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 1998-2000.
Ban Chấp Hành gồm những thành phần sau :
Chủ tịch: Ô. Trần Đức Trang
Phó chủ tịch Nội Vụ: Ô. Nguyễn Hoàng Nhã
Phó chủ tịch Ngoại Vụ: Ô.Vũ Ngọc Tuyên
Ủy viên thư ký: Ô. Trần Công Linh
Ủy viên Thủ quỷ: Ô. Vũ Ngọc Châu
Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, trong tinh thần phục vụ và dấn thân, Ban Chấp Hành đương thời cùng đại diện các cộng đoàn đã tu chính lại nội quy với nhiệm kỳ của Ban Chấp Hành là 3 năm.
Nội quy mới nầy có hiệu lực kể từ ngày 27.06.1998, nên trong nhiệm kỳ nầy kể từ năm 1998 đến 2001.
Thời gian nầy là giai đoạn hoạt động của vùng phát triển mạnh, các đoàn thể công giáo tiến hành trong vùng lần lượt được thành lập : Hội Các Bà Mẹ, Phong Trào Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình , Đoàn
Liên Minh Thánh Tâm. Các đoàn thể này với tổ chức độc lập, nhưng trong tinh thần liên đới đã đóng góp cho cộng đồng nhiều sức sống thiêng liêng và chia sẻ các công tác khác cho cộng đồng.
Một điểm nổi bật của Ban Chấp Hành trong nhiệm kỳ nầy, ngoài những tổ chức lễ Phục Sinh, Giáng sinh, lễ Bổn mạng, tĩnh tâm, hành hương..... Đặc biệt Ban Chấp Hành đã có sáng kiến tổ chức hằng năn
thánh lễ đầu năm và Tết Nguyên Đán với chủ đề Hội Xuân Dân Tộc , để duy trì truyền thống dân tộc cho thế hệ mai sau dầu sống nơi xứ người nhưng vẫn gìn giữ được phong tục tập quán của người dân
Việt. Hội Xuân Dân Tộc đầu tiên vào dịp Tết Kỷ Mão (năm 1999) tổ chức tại Oberhausen thành công rất rực rỡ với sự cộng tác đắc lực của ban cố vấn, các ban ngành, các cộng đoàn và các đoàn thể
.
Trong thời kỳ này với tâm tình tri ân Cộng Đồng đã tổ chức long trọng một thánh lễ mừng 40 năm linh mục của hai cha Phêrô Nguyễn Trọng Qúy và Giuse Nguyễn Thế Hiển; đồng thời vào ngày 01 tháng 07
năm 2000 Cộng Đồng cũng đã hiệp dâng thánh lễ Tạ ?n trong ngày cha Phêrô Nguyễn Trọng Qúy về hưu.
Hết nhiệm kỳ 3 năm, vào ngày 07.01.2001 một phiên họp khoáng đại tại Herne bầu lại Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2001-2004 với những thành viên như sau:
Chủ tịch: Ô. Trần Đức Trang
Phó chủ tịch Nội Vụ: Ô. Vũ Ngọc Tuyên
Phó chủ tịch Ngoại Vụ: Ô. Phan Quang Tú
Ủy viên thư ký: Ô. Nguyễn Duy Trình
Ủy viên Thủ quỷ: Ô. Vũ Ngọc Châu
Đến nay hệ thống tổ chức cộng đồng gồm có:
Mặc dầu cha Phêrô Nguyễn Trọng Quý về hưu, nhưng ngài vẫn tiếp tục giúp đỡ các công tác mục vụ và BCH trong tinh thần trách hiệm vẫn tiếp tục duy trì các sinh hoạt trong cộng đồng.
Ngày 01.09.2001 cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thủy SAC được hai toà Giám Mục Paderborn và Essen bổ nhiệm chức vụ tuyên úy cho Cộng Đồng. Trong dịp Cộng Đồng mừng lễ bổn mạng vào ngày 16.09.2001,
ban chấp hành, ban cố vấn, đại biểu vùng , các ban ngành, ban đại diện các cộng đoàn, các đoàn thể và các ca đoàn đã trình diện cha tân Tuyên úy trước toàn thể Cộng Đồng.
Với tinh thần trẻ trung, những hoạt động của vùng đã tiến bước trong nhiều lãnh vực: một đội giúp lễ được huấn luyện, khóa học về âm nhạc , khóa Giáo lý hôn nhân , một trang nhà ở internet xuất
hiện (www.songdao.de) và đang còn nhiều phát triển khác nữa. Trong tinh thần trách nhiệm và liên đới với Liên Đoàn, vùng đã đóng góp tích cực rất nhiều công tác trong tổ chức đại hội công giáo
hằng năm.
Nhìn lại 10 năm qua, một khoảng đường ngắn ngủi nhưng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Paderborn và Giáo Essen đã có những bước tiến thật xa. Đó là lý do mà chúng ta tổ chức ngày lễ kỷ
niệm 10 năm, để chúng ta cùng nhau cảm tạ ơn Chúa với những hồng ân mà Ngài đã ban và cầu xin Ngài tiếp tục gìn giữ và đổ tràn ơn lành xuống trên Cộng Đồng và mỗi người chúng ta trong bước đường
sắp tới.
Khi ghi lại dòng chữ nầy, chúng tôi bùi ngùi nhớ đến các ân nhân của vùng đã qua đời. Xin Chúa rước những linh hồn nầy vào hưởng nhan thánh Ngài. Chúng tôi cũng nguyện xin Thiên Chúa trả công bội
hậu cho những người âm thầm giúp đỡ vùng từ tinh thần đến vật chất, từ những việc nhỏ mọn nhất đến những công tác nặng nề khác mà vì giới hạn trang giấy không thể nêu tên ra ở đây. Chúng con
không bao giờ quên được vị linh mục khả kính Phêrô Nguyễn Trọng Quý, gần một phần tư cuộc đời gắn bó với đoàn chiên nên vùng mới có được một nền tảng hoạt động tông đồ như hôm nay. Xin Chúa ban
cho Ngài hồn an xác mạnh. Chúng con cũng nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn ở với linh mục tân tuyên úy Phanxicô Xaviê Nguyễn Ngọc Thủy. Nguyện xin thánh tổng lãnh thiên thần Michael, bổn mạng cộng
đồng luôn bảo vệ con cái Ngài.
Lê Văn Yên